Chuyển đổi tài khoản
Đăng xuất
Chuyển đổi tài khoản
Đăng xuất
1. Đau dạ dày, táo bón và buồn nôn
Trà xanh có chất tannin có thể làm tăng a xít trong dạ dày dẫn đến đau dạ dày. Quá nhiều a xít trong dạ dày có thể khiến người ta cảm thấy buồn nôn. Tất cả điều này có thể dẫn đến vấn đề táo bón.
Bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng hoặc trào ngược a xít được khuyến cáo không nên uống trà xanh vào buổi sáng. Làm như vậy có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của họ.
2. Rối loạn chảy máu
Khi uống lúc đói, các hợp chất trong trà ảnh hưởng đến cơ thể và máu nhanh chóng hơn là khi uống sau khi ăn gì đó. Một trong những tác dụng của nó là làm giảm protein giúp đông máu. Trà không cho phép quá trình ô xy hóa a xít béo vì chất chống ô xy hóa của nó, có thể dẫn đến độ đặc của máu loãng hơn.
Vì vậy, những người bị rối loạn đông máu không nên uống trà xanh khi bụng đói.
3. Có thể làm giảm sự hấp thu sắt ở những người bị thiếu máu
Trà xanh có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, người ta khuyên rằng những người bị thiếu máu không nên tiêu thụ trà xanh. Nhưng nếu bạn vẫn muốn uống nó, bạn không được uống thường xuyên và chắc chắn rằng không được để bụng đói.
4. Có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp
Caffeine trong trà xanh kích thích tuyến thượng thận, nơi giải phóng các hoóc môn căng thẳng như cortisol và adrenaline. Điều này sẽ làm tăng huyết áp và nhịp tim, không tốt cho bệnh nhân tim mạch.
Về lâu dài có thể dẫn đến mệt mỏi tuyến thượng thận (tuyến thượng thận làm việc quá sức).
Tất cả những lý do này khiến việc tiêu thụ trà xanh khi đói là “Không được”.
5. Lúc nào uống trà xanh tốt nhất?
Tốt nhất là bạn nên uống trà xanh vào buổi sáng nhưng với một số đồ ăn nhẹ. Bạn có thể ghép nó với hai chiếc bánh quy nguyên hạt hoặc một loại trái cây tùy thích.
Còn lại, nó phụ thuộc vào sở thích cá nhân của bạn. Một số người có thể thích uống trà xanh trước khi tập luyện, trong khi những người khác có thể thấy trà xanh phù hợp hơn với thói quen của họ vào những thời điểm khác, theo Times of India.